Ngày 27/2/1962, một biến cố động trời đã xảy ra tại Sài Gòn khi hai
viên phi công nổi loạn lái máy bay bỏ bom xuống Dinh Độc Lập…
Vào 7 giờ sáng 27/2/1962, hai máy bay A-1 Skyraider bất ngờ bay đến Dinh Độc
Lập ném bom và phóng rocket xối xả, khiến cơ quan đầu não của Sài Gòn trở thành
đống gạch vụn. Ngô Đình Diệm thoát chết khi quả bom xuyên vào căn phòng ông ta
đang ngồi nhưng không nổ. Trần Lệ Xuân kém may mắn hơn khi bị gãy tay trong lúc
trú ẩn. Ít lâu sau đó, “bà Nhu” đã xuất hiện đầy tự tin trước ống kính phóng
viên Life bên đống đổ nát của Dinh Độc Lập.
Theo công bố của giới chức, hai phi công thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập
là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, đều đang phục vụ trong không quân Sài
Gòn.
Nguyễn Văn Cử, người đứng đầu vụ tấn công là con trai thứ hai của Nguyễn Văn
Lực, một lãnh đạo của Đại Việt Quốc dân đảng - đảng đối lập với chế độ Ngô Đình
Diệm. Ông Lực từng bị Diệm bỏ tù một thời gian ngắn vì các hoạt động chống đối
chính phủ. Họ đã lên kế hoạch cho Cử và Quốc thực hiện vụ tấn công Dinh Độc
Lập.
Mục đích của cuộc tấn công là ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và các nhân vật
chủ chốt của chế độ, trong đó có cố vấn Ngô Đình Nhu. Tuy vậy, không có bất cứ
một nhân vật quan trọng nào của chế độ Sài Gòn bị thiệt mạng trong cuộc không
kích. Ba người chết trong vụ tấn công này là người phục vụ và lính gác. 30 người
khác bị thương.
Sau vụ tấn công, Nguyễn Văn Cử đã bay sang Campuchia tị nạn trong khi Phạm
Phú Quốc bị bắt do máy bay bị bắn trúng và phải hạ cánh ở Nhà Bè. Sau khi Ngô
Đình Diệm bị ám sát ngày 2/11/1963, Cử đã trở về Việt Nam, Quốc được thả tự do.
Hai người này tiếp tục phục vụ trong không quân Sài Gòn.
Dinh Độc Lập vốn được xây từ năm 1868 theo kiến trúc Pháp đã hư hỏng hoàn
toàn và không thể hồi phục do cuộc oanh tạc. Ngô Đình Diệm đã cho san bằng công
trình này để xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của
kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh Độc Lập mới ngày khánh thành ngày 31/10/1966,
sau năm 1975 được chuyển đổi thành Hội trường Thống Nhất.
Theo LIFE
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất của Pháp là Dieulefils đã hoạt động tích cực tại đông dương trong những năm 1888 - 1925. Ông ...
-
Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo t...
-
Cầu Hiền Lương là địa danh quan trọng của Việt Nam thập niên 1960 vì nơi đây là ranh giới chia cắt hai miền Nam - Bắc những hình ảnh lịch ...
-
Nhiếp ảnh gia người xứ Wales Philip Jones Griffiths (1936 –2008) được cả thế giới biết đến với nhứng bức ảnh kinh điển về cuộc chiến tranh ở...
-
Để đấu tranh chống nạn mù chữ ở người trưởng thành trên khắp các lãnh thổ rộng lớn của Liên bang Xô viết, Nghệ sĩ Nhân dân Xô viết Sergey ...
-
Vị vua cuối cùng của Việt Nam có dáng vóc cao lớn, điển trai, luôn tràn đầy phong độ, là mẫu người rất hấp dẫn với các quý bà... Bài viế...
-
Tại Paris năm 1900 đã diễn ra cuộc triển lãn ảnh thế giới giới thiệu rất nhiều bức ảnh về Việt Nam có tiêu đề là "Bắc Bộ 1900". ...
-
Chuyến “vi hành” của vua Khải Định được đánh giá là rất tốn kém và không đem lại bất cứ một lợi ích nào cho dân tộc Việt Nam. Ngày 20...
-
Hitler là một tên độc tài, nhưng có khả năng thuyết trình tuyệt vời biết vận triệt để trong các buổi thuyết trình có một giọng nói đầy uy l...
-
Những hình ảnh về Sài Gòn những năm 1971 hiện lên rất sinh động trong bộ ảnh của Douglas Elgin như Xích lô máy, tà áo dài trong trại lính,...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét