Cầu Hiền Lương là địa danh quan trọng của Việt Nam thập niên 1960 vì
nơi đây là ranh giới chia cắt hai miền Nam - Bắc những hình ảnh lịch sử dưới đây
được tạp chí LIFE ghi lại.
Cầu Hiền Lương nằm trong khu vực phi phân sự vĩ tuynn 17 (V- DMZ) được lập ra
theo hiệp đinh Geneve về Đông Dương năm 1954. Biểu tượng chia cắt trong quá khứ,
nhìn từ một tòa nhà năm ở bờ Nam, 1966.
Theo dự kiến đường biên giới này sẽ được xóa bỏ sau 2 năm sau đó qua cuộc
tổng tuyển cử. Tuy nhiên nó đã trở thành biên giới chia cắt Việt Nam trong thời
chiến tranh (trong ảnh đầu cầu phí Nam Hiền Lương 1966)
Sự ra đời của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 là kết quả của một cuộc đấu trí dai
dẳng giữa Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Pháp. Ảnh: Các công trình của miền Bắc ở
đầu phía Bắc cầu Hiền Lương, 1966.
Việt Nam Dân Chủ Cộgg Hòa đề xuất vĩ tuyến 13, Pháp muốn vĩ tuyến 19. Sau
nhiều vòng đàm phán gay go, vĩ tuyến 17 được cả hai bên chấp nhận. (Trong ảnh là
đồn công an của phe phía Bắc)
Nằm ở vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương đã đi vào lịch sử. Cầu được xây dựng năm
1952, đến 1967 bị đánh sập. Một chiến sĩ giải phóng đứng ở phía Bắc cây cầu.
Hai bên cầu và dọc theo dòng sông là cuộc đối đầu không tiếng súng rất khốc
liệt, diễn ra dưới nhiều hìhh thức khác nhau. Phải kể đến là loa công suất lớn
bố trí dọc theo biên gới để phát đi những thông điệp chính trị nhằm vào đối
phương.
Đấu cờ, không ồn ào nhưng cũng chẳng kém phần khốc liệt. Từ năm 1954 - 1967,
giữa hai đầu cầu Hiền Lương đã có cuộc đua về chiều cao của cột cờ, với cuột
rượt đuổi gay cấn. Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chiến thắng với ctt cờ có chiều
cao 38,6m cao nhất trong lịch sử tồn tại của khu phi quân sự vĩ tuyến 17, được
dựng năm 1962
Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tìm mọi cách phá hoại cột cờ của Việt Nam Dân
chủ cộng hòa. Cuộc không kích quy mô lớn vào ngày 2/8/1967 đã làm cột cờ bị gãy.
Đêm hôm sau, các chiến sĩ Giải phóng đã đưa bộc phá sang đánh sập cột cờ ở bờ
Nam. Từ đó đến hết chiến tranh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ
bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom đạn phá hỏng.
"Cuộc chiến màu sắc" là một diễn biến kịch tính khác, liên quan trực tiếp đến
cầu Hiền Lương. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng
làm ranh giới. Những người lính của hai phía nhiều khi chỉ đứng cách nhau vài
mét ở hai bên ranh giới này.
Thoạt đầu Việt Nam Cộng hòa chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau Việt
Nam Cộng hòa lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại
màu nâu...
Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn
một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho
giống. Đây là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất
nước của những chiến sĩ Giải phóng.
"Đấu biểu ngữ" cũng là một phần của cuộc chiến tâm lý giữa hai đầu cầu. Vào
năm 1961, biểu ngữ ở cổng chào đầu cầu phía Nam là "Muốn thống nhất lãnh thổ
phải có Tổng thống Ngô Đình Diệm". Trở trêu thay, 2 năm sau đó vị Tổng thống độc
đoán này đã chết thảm trong cuộc đảo chính do người Mỹ giật dây ở Sài Gòn.
Đối diện với cổng chào có phần "mong manh" của Sài Gòn là cánh cổng xây bằng
bê tông bề thế và vững chắc của Việt nam Dân chủ cộng hòa.
Thông điệp của toàn thể nhân dân Việt Nam: "Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh muôn năm!". Hình ảnh thực hiện năm 1961.
Nếu bờ Nam sông Bến Hải tràn ngập các biểu ngữ ca ngợi Tổng thống Diệm và bôi
nhọ miền Bắc, thì những biểu ngữ ở miền Bắc tập trung vào việc thể hiện quyết
tâm thống nhất đất nước...
...Hướng đến tương lai của toàn thể dân tộc.
...Hi vọng một biện pháp hòa giải, thống nhất trong hòa bình vào thời điểm
chiến tranh chưa bùng nổ ác liệt (1961).
"Nam Bắc một nhà", một sự thật hiển nhiên, bất chấp những thế lực xấu đang
tìm cách chia rẽ đất nước.
Chỉ đích danh thủ phạm chính của sự chia rẽ: Đế quốc Mỹ.
Theo hiệp định Genève, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 sẽ nằm dưới sự giám sát
của các nhân viên quốc tế, hai bên đều không được gây nên bất cứ một hành động
xung đột nào trong DMZ, hoặc từ trong DMZ ra, hoặc từ ngoài vào DMZ và phải
tránh mọi thái độ hay hoạt động có thể đưa đến xung đột.
Trong những năm 1960, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp
định Genève, ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam dân chủ cộng
hòa bảo vệ khu vực giới tuyến. Ảnh: Xe tải chở quân đội Sài Gòn hướng về gần vĩ
tuyến 17, 1966.
Quân đội Sài Gòn tập kết gần vĩ tuyến 17 với các vũ khí hạng nặng.
Trại lính của quân đội Sài Gòn gần vùng giới tuyến thuộc tỉnh Quảng Trị
Dù hết sức nỗ lực ngăn chặn, chính quyền Sài Gòn vẫn không thể cản được ý chí
thống nhất đất nước củaViệt Nam Dân chủ cộng hòa.
Đó là lý do khiến sự tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 và cầu Hiền
Lương chỉ kéo dài đến năm 1967.
Tháng 10/1967, trước áp lực của Quân đội Giải phóng, Mỹ và chính quyền Sài
Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu
Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập thời gian này.
Tình trạng ngừng bắn tại vĩ tuyến 17 chấm dứt. Sau nhiều cuộc giằng co, từ
tháng 6 năm 1969 cho đến 1975, khu vực này nằm dưới sự kiểm soát của quân lực
lượng Giải phóng. Ảnh: Con đường phía Nam cầu Hiền Lương, 1966.
Vĩ tuyến 17 đã trở thành biểu tượng oanh liệt về cuộc đấu tranh giành tự do,
thống nhất tổ quốc mà nhân Việt Nam đã kiên cường tiến hành trong một giai đoạn
lịch sử đặc biệt.
Đạo diễn nổi tiếng người Thụy Điển Gerald Evans nhận xét: "Vĩ tuyến 17 là nơi
trưng bày sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần
thánh của nhân dân Việt Nam". Ảnh: Một khoảnh khắc bình yên hiếm hoi tại vĩ
tuyến 17, 1966.
Bài viết do bạn Ashley Nguyen sưu tầm: Bạn hiện đang là nhân viên của công ty Vietnam Open Tour, hiện đang cung cấp các tour du lịch an toàn giá cả cực kỳ hấp dẫn nếu bạn quan tâm các bạn có thể xem một số tour sau đây: tham quan Mai Chau, tron goi Cat Ba, tham quan Tam Coc, tham quan Ninh Binh, tham quan Moc Chau, tham quan Ha Noi, tham quan Chua Huong, tham quan Ha Long, du lịch Hà Nội, Ninh Bình 1 ngày, tour mien bac, Chua Huong 1 ngay.................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét